Các thử nghiệm thực hiện trên mô hình với 2 cấp bảo vệ. CB chống giật với độ nhạy 15mA và relay dòng rò có thể chỉnh được từ 10mA. Thử nghiệm cảm giác khi bị điện giật và tác động bảo vệ của CB chống giật. Bạn đọc không nên tự thử nghiệm ở nhà.
1. Thử nghiệm cảm giác bị điện giật theo dòng điện
Học sinh, Sinh viên khi học môn an toàn điện đều được học qua cảm giác khi bị điện giật. Bảng giá trị dòng điện và cảm giác tương tự như sau:
Dòng điện AC (mA) |
Cảm giác |
0.6-1.5 |
Bắt đầu thấy tê |
2-3 |
Tê tăng mạnh |
5-7 |
Bắp thịt bắt đầu co |
8-10 |
Cơ bắp co mạnh, Có thể giật tay khỏi vật mang điện |
20-25 |
Tay bắt đầu khó thở, tay không rời được vật mang điện |
30-50 |
Tê liệt cơ quan hô hấp, ngừng thở |
50-80 |
Ngừng hô hấp, tim đập mạnh |
90-100 |
Kéo dài >3 giây tim sẽ ngừng đập |
Mô hình tạo sẵn dòng rò 4.5mA. Các tình nguyện viên thử nghiệm là các Sinh viên năm cuối K12 Đại Học Bách Khoa TPHCM và các nhân viên kỹ thuật và kinh doanh Thiết Bị Điện Phương Lai. Giá trị dòng điện mà các tình nguyện viên chịu đựng được nằm trong giới hạn 7-10mA. Như vậy giá trị dòng điện thực tế chạy qua các tình nguyện viên chỉ khoảng 2.5 - 5.5mA. Giá trị này nằm trong mức 2-7mA tức cảm giác tê tăng mạnh và cơ bắp bắt đầu co giật. Một số bạn mô tả độ nóng tăng lên trong cơ thể và vị trí tiếp xúc.
2. Thử nghiệm CB chống giật tác động (Test RCCB)
Thử nghiệm này sử dụng CB chống giật với độ nhạy 15mA. Điều chỉnh dòng điện tối đa khoảng 20mA. Người thử nghiệm thực hiện chạm mạnh và dứt khoát để tạo dòng điện 20mA chạy qua cơ thể. Thử nghiệm cho thấy RCCB tác động ngay, nhanh hơn relay dòng rò. Cảm giác của các bạn thử nghệm hầu hết là giật mình mạnh, có cảm giác đau nhẹ. Sau khi CB chống giật nhảy vẫn còn cảm giác.
Video clip thử Cb chống giật.